IN ẤN MVT PRINT

Kỹ thuật in UV dùng trong in ấn
Khi sử dụng mực in lụa UV thì ta sẽ tạo ra được nhiều hiệu ứng rất "ART" và in được trên nhiều vật liệu với năng suất & chất lượng cao.
Mục đích sử dụng in phủ UV:   Đối với các sản phẩm như lịch để bàn, lịch treo tường, bao lì xì Tết, bao bì hộp rượu, bánh cao cấp, hộp thuốc tây,…nhãn chai bia, kem đánh răng,…cần độ bóng ánh kim của sản phẩm; tạo vân tia, vân xoay;  màu sắc in bền trong môi trường ẩm; va chạm khi vận chuyển,…Hay đối với các catalogue, bao bì,.. cao cấp cần tạo bóng, sần, phun cát, chữ nổi,…trên bề mặt sản phẩm thì dùng phương pháp in phun UV.
GIẤY IN PHỦ UV: HIỆN TẠI THÌ THƯỜNG CÓ 2 LOẠI
Giấy Metalized: Đây là phương pháp in UV trên giấy metalized, mục đích là sản phẩm in có độ sáng bóng ánh kim, chịu ẩm, nhiệt tốt, bền màu in,…Loại giấy này được tạo ra bằng cách bồi một lớp metalized trên giấy Duplex, giấy Ivory hay Couches trên 150,.. nếu không sử dụng loại giấy nhôm metalized. Việc lựa chọn loại giấy metalized tùy trường hợp sử dụng của sản phẩm. Sử dụng công nghệ in offset với mực UV.
Giấy sau khi in Offset: Đây là phương pháp in phun UV sau khi offset, mục đích là tạo lớp nhựa bóng, sần, nhám,…trên sản phẩm in. Với cách in này có thể sử dụng phương pháp in offset với công nghệ mực in UV hay in lụa với công nghệ mực in UV.
In UV toàn phần hay từng phần ( định hình, cục bộ) : In UV toàn phần là tráng toàn bộ lớp UV trên một sản phẩm sau khi in offset hay in offset trên giấy metalized với mực in UV. In UV từng phần là loại in phun UV ở những điểm nào đó cần tạo điểm nhấn sau khi in offset.
Với việc không ngừng đầu tư về chuyên môn thiết kế cũng như là công nghệ in và thành phẩm iStar tự hào luôn đêm đến cho khách hàng những giá trị tốt nhất.
CÁN UV (TRÁNG PHỦ UV) CÓ 2 KIỂU:
•               UV toàn phần: là tráng phủ toàn bộ tờ in, mục đích làm tăng độ bóng, chống trầy xước,...Trong trường hợp này, UV sử dụng là vẹc ni UV (UV Vảnish).
•               UV từng phần, định hình, cục bộ: là chỉ tráng phủ những vùng nào cần hiệu ứng UV mà thôi, ví dụ như hiệu ứng in nổi, sần sùi, nhám như cát,....hoặc khi bạn in 1 tờ in, trên đó có hình 1 chiếc xe hơi, và bạn chỉ phủ UV lên hình chiếc xe đó thôi thì gọi là phủ UV cục bộ (UV từng phần).
In UV sử dụng mực in UV. Mực in UV là loại mực không có dung môi, do đó nó không thể khô bình thường như các loại mực khác mà chỉ khô dưới tác động của bức xạ UV, do đó sau khi in tờ in phải đi qua một hệ thống sấy (curing system) sử dụng đèn UV.
In UV có ưu điểm: mực khô nhanh (hầu như là ngay lập tức khi qua hệ thống sấy), tạo được nhiều hiệu ứng đặc biệt (bóng, in nổi, UV cát, metal...), in được trên nhiều vật liệu, thân thiện với môi trường.
Khi in UV nên chú ý:
    - Phải sử dụng chất rửa riêng (thường dùng 1 trong 3 loại sau: 2 UV wesh 32, A3 UV wesh 58, hoặc A3 UV wesh 75) cho công tác in dùng mực UV trong việc vệ sinh các ống ép, blanket...những loại này ít gấy ảnh hưởng đến cơ thể, không làm cho ống cao su bị hư hỏng.
    - Các ống ép trong máy luôn cả blanket phải được làm từ các vật liệu chịu được tính chất hóa học của mực UV.
    - Chúng ta phải theo dõi thường xuyên thành phần và nhiệt độ của dung dịch nước để tránh tình trạng dung dịch này trộn lẫn trong mực khi in, do tính chất của công nghệ in UV qui định là phải sử dụng ít nước trong khi in.
    - Nên thiết đặt bộ phận theo dõi nhiệt độ của các khay mực, ống mực để tránh tình trạng biến dạng của mực khi nhiệt độ thay đổi.
    - Do dùng đèn để làm khô mực nên giấy rất dễ bị biến dạng và nhiễm điện.
    - Sau khi in xong dùng băng keo để thử độ khô mực, nếu trên băng keo có dính mực thì mực in chưa được làm khô hoàn toàn.
    - In UV có thể làm cho độ bóng của giấy bị mất đi do dùng đèn làm khô trong một khoảng thời gian rất ngắn.